Hấp dầu tóc là một phương pháp dưỡng ẩm và phục hồi khi tóc bị tổn thương. Việc hấp tóc ngay tại nhà cũng rất dễ dàng thực hiện mà không cần phải đi ra tiệm hay ra salon để hấp tóc. Vậy vì sao phải hấp tóc và hấp tóc như thế nào cho đúng kĩ thuật. Cùng lamdepblog đi khám phá ngay nhé.
Nội dung bài viết
Lợi ích của việc hấp dầu tóc
Hấp dầu là cách chăm sóc tóc thoát khỏi tình trạng khô sơ, mất nước, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc phát triển khỏe mạnh bình thường. Hấp dầu tại nhà là cách dùng hơi nước, nhiệt độ hoặc sử dụng tinh dầu để dưỡng ẩm cho tóc.
Ưu điểm của việc hấp dầu tóc
- Cấp ẩm cho mái tóc: Việc hấp tóc thường xuyên sẽ cấp ẩm kịp thời cho tóc, giảm tình trạng tóc khô, cứng, xơ. Bảo vệ tóc tránh tổn thương từ môi trường bên ngoài như nắng, gió, bụi bẩn.
- Làm sạch gàu và da đầu: Hấp tóc giúp loại bỏ các tạp chất các lớp tế bào chết, giảm tình trạng bết tóc, ngăn ngừa và điều trị gàu.
- Kích thích tóc mọc nhanh: Khi hấp dầu tóc các lớp biểu bì của tóc được kích thích, giúp quá trình lưu thông và tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi hơn. Đây chính là nguyên nhân vì sao khi hấp dầu tóc sẽ cảm thấy dễ chịu như đang được thư giãn massage.
Thời gian hấp tóc bao lâu
Thực chất sẽ không có mức quy chuẩn về thời gian hấp tóc bao lâu và tần suất thực hiện bao nhiêu lần trong 1 tuần, điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng mái tóc của bạn cũng như loại tinh dầu mà bạn sử dụng là loại nào.
Nếu tóc của bạn khỏe, đang trong trạng thái bình thường, hãy thực hiện việc hấp dầu tóc khoảng 1 tháng 1 lần là đủ. Ngược lại, tóc bạn đang bị hư tổn, tóc khô và chẻ ngọn nhiều hãy thực hiện 1 tuần 1 lần để kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng. Nếu bạn hấp tóc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng phản tác dụng, khi này tóc dễ bị chết và dính bụi bẩn.
Các loại hấp dầu tóc
Hiện nay có 2 loại hấp dầu tóc phổ biến đó là hấp dầu nóng và hấp dầu lạnh.
Hấp dầu nóng
Hấp dầu nóng là việc sử dụng nhiệt độ và hơi nước để thúc đẩy quá trình mở rộng lớp biểu bì hỗ trợ đưa dưỡng chất vào sâu bên trong tóc. Tuy nhiên quá trình này có nhược điểm là bạn chỉ có thể thực hiện ngoài tiệm, bởi nó có quy trình các bước phức tạp cùng các thiết bị, máy móc cần thiết.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Gội sạch đầu.
- Bước 2: Thoa đều tinh dầu dưỡng lên mái tóc.
- Bước 3: Dùng máy chuyên dụng để bắt đầu quá trình hấp tóc.
- Bước 4: Làm sạch đầu với nước và dầu gội thông thường.
Hấp dầu lạnh
Hấp dầu lạnh hay còn gọi là phương pháp ủ tóc hay đắp mặt nạ tóc thường được chị em sử dụng khi ở nhà. Đây là phương pháp không cần dùng nhiệt độ hay hơi nước mà dùng trực tiếp nguồn nguyên liệu tự nhiên. Dưới đây là một vài phương pháp hấp dầu tóc lạnh tại nhà.
Cách hấp dầu tóc từ bia và sữa tươi
Bia và sữa tươi là 2 nguyên liệu khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chúng có chứa nhiều thành phần giúp cân bằng độ pH giúp dưỡng ẩm tối ưu, giảm xơ rối tóc. Hơn nữa trong bia chứa nhiều magiê, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 có khả năng bảo vệ tóc khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài đồng thời thức đẩy sự phát triển của tóc.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 60ml bia và 30ml sữa tươi.
- Cho 2 hỗn hợp vào bát rồi khuấy đều.
- Làm ướt tóc trước để các tế bào sừng dễ hấp thụ châát dinh dưỡng hơn.
- Thoa đều hỗn hợp lên tóc và nhẹ nhàng massage khoảng 15 phút.
- Gội sạch đầu với nước.
Hấp dầu tóc bằng chuối và sữa chua
Chuối là nguyên liệu chăm sóc da phổ biến với các chị em, hơn thế nữa trong quả chuối chứa nhiều hàm lượng đạm, calo, Kali, vitamin B6, vitamin C giúp cho tóc nhanh dài, chắc khỏe và hỗ trợ trị sạch gàu.
Cách thức hiện
- Dùng ½ hộp sữa chua không đường và 1 quả chuối chín vàng.
- Xoay nhuyễn để tạo ta hỗn hợp sền sệt.
- Dùng mũ ủ tóc khoảng 20 phút.
- Gội sạch đàu với dầu gội thông thường.
Dùng dầu hấp tóc chuyên dụng
Trên thị trường có khá nhiều loại dầu hấp tóc chuyên dụng mang lại độ hiệu quả và an toàn cao. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế tóc của bạn đang gặp phải như tóc khô hay tóc dầu… từ đó mới có thể chọn đúng sản phẩm đặc trị được.
Các loại dầu hấp tóc được nhiều người ưa chuộng và sử dụng như: Moroccanoil Hydrating Mask, Macadamia Deep Repair Masque, Karseell Maca Collagen, Lusstaly, Tresemme… Mỗi loại sẽ có những công dụng nhất định và mùi hương khác nhau vì vậy hãy tham khảo kĩ trước khi mua về sử dụng nhé.
Ngoài 3 phương pháp trên bạn cũng có thể tham khảo 8 cách làm mặt nạ ủ tóc cho tóc chắc khỏe ngay tại nhà. Đây đều là những cách đơn giản, dễ thực hiện.
Qua bài viết trên các bạn đã biết được một số cách hấp dầu tóc rồi phải không, hãy tham khảo và lựa chọn cho mình một cách hấp tóc ưa thích nhất để thực hiện ngay từ hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm