Cách chăm sóc da khô tại nhà mang lại hiệu quả cao nhất

Da khô là loại da rất khó chăm sóc và bảo vệ, người sở hữu làn da khô sẽ dễ gặp phải các tình trạng như nổi mụn, da nứt nẻ và nhanh lão hóa hơn da bình thường. Vì vậy, để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da khô cũng như bổ xung các dưỡng chất thiết yếu đòi hỏi quy trình các bước chăm sóc thật tỉ mỉ.

Dưới đây là các cách chăm sóc da khô tại nhà mang lại hiệu quả cao nhất, hãy tham khảo ngay để thay đổi diện mạo của mình nhé.

Nguyên nhân khiến da khô

  • Do tác động của thời gian: Theo nghiên cứu, độ tuổi dễ gặp vấn đề da khô nhất là từ 35 – 40 tuổi trở lên. Đây là quãng thời gian tuyến bã nhờn hoạt động khá yếu và có dấu hiệu bị tổn thương, vì vậy lượng dầu sinh ra bị thiếu hụt nghiêm trọng. Hơn nữa, thành tố collagen trong cơ thể cũng bị suy giảm khiến cho da bị mỏng dần và mất đi tính đàn hồi vốn có.
chăm sóc da khô tại nhà
chăm sóc da khô tại nhà
  • Môi trường: Vào mùa đông, mùa hanh khô hoặc những người thường xuyên làm việc trong môi trường điều hòa nhiệt độ sẽ bị tác động bởi độ ẩm trong không khí rất thấp, khi này rất dễ khiến da bị tổn thương.
  • Do thói quen sinh hoạt: Một vài thói quen xấu như không uống nước đầy đủ, rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, hay thường xuyên tắm nước nóng. Nếu bạn đang trong tình trạng trên thì hãy hạn chế nhé.
  • Di truyền: Đây cũng là nguyên nhân khách quan gây ra hiện tượng khô da, nếu nhà bạn có tiền sử da khô hay các bệnh dị ứng hãy chú ý hơn vào việc bảo vệ và đề phòng ngay từ ban đầu.
  • Dùng mỹ phẩm sai cách: Việc lạm dụng các dòng mỹ phẩm chăm sóc da có nhiều cồn, AHA hay các loại nước hoa có chứa retinods, peel cũng làm tăng khả năng da bị khô đáng kể.
  • Bệnh lý: Theo chuẩn đoán của các bác sĩ da liễu, nếu bạn đang bị các vấn đề về bệnh tiểu đường, bệnh thận, tuyến giáp hay bị chàm… thì khả năng bị da khô lên tới 85%.

Các loại da khô

Thông thường, da khô được chia ra làm 3 loại như sau:

  • Da khô nứt nẻ: Đây là hiện tượng hay sảy ra vào mùa đông lạnh giá, mùa hanh khô. Khi này da có triệu chứng khô rát, có các vết nứt nẻ, nặng hơn có thể bị chảy máu.
  • Da khô mụn: Da mụn sẽ xuất hiện trên những người hay bị dầu nhờn trên da, đây là trường hợp da bị thiếu lượng ceramide.
  • Da khô ngứa: Loại này thường sảy ra khi da bị bong tróc kèm theo những mảng sưng đỏ, có vảy.

Cách chăm sóc da khô tại nhà

1. Skin care đúng phương pháp

chăm sóc da khô tại nhà 2

Đây là quy trình chăm sóc da khô tại nhà bạn có thể thực hiện theo các bước sau.

Ban ngày

  • Bước 1: Rửa mặt sạch
  • Bước 2: Dùng nước hoa hồng hoặc các loại lotion dưỡng da.
  • Bước 3: Dùng kem dưỡng ẩm.
  • Bước 4: Kem chống nắng.

Trước khi đi ngủ

  • Bước 1: Tẩy trang, rửa sạch mặt.
  • Bước 2: Dùng nước hoa hồng – lotion dưỡng da.
  • Bước 3: Xịt khoáng cho da.
  • Bước 4: Đắp mặt nạ
  • Bước 5: Nếu không dùng mặt nạ có thể dùng serum dưỡng.
  • Bước 6: Cuối cùng là sử dụng kem dưỡng ẩm.

Chú ý

  • Khi chọn nước tẩy trang cho da khô nên chọn dòng dịu nhẹ, không chứa hóa chất, cồn, hay các chất tẩy mạnh để tránh làm tổn thương làn da.
  • Nên chọn dòng sữa rửa mặt có độ pH từ 4 – 5,5 và có chứa các thành phần cấp ẩm như: Axit Lauric, Hyaluronic, Glycerin. Không nên cọ sát mạnh trong khi rửa
  • Nước hoa hồng: Ưu tiên sử dụng sản phẩm có độ cồ thấp dưới 10%, không chứa chất tạo màu, không chất tạo hương thơm.
  • Xịt khoáng: Nên chọn sản phẩm được chiết xuất từ cây nha đam, nho hoặc glycerin hay dimethicone để dưỡng ẩm hiệu quả cho da hiệu quả hơn.
  • Mặt nạ: Có thể dùng mặt nạ tự nhiên, mặt nạ giấy hay mặt nạ dạng Gel giành riêng cho da khô.
  • Kem dưỡng: Chọn loại chuyên biệt cho da khô để ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da khỏe hơn. Nên tránh xa các loại kem dưỡng có chứa noncomedogenic nhé.
  • Kem chống nắng: Có khá nhiều sản phẩm kem chống nắng cho da khô trên thị trường. Bắt buộc phải sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời, kể cả khi trời râm mát (bởi tia UV cũng xuất hiện khi trời râm mát)

2. Chăm sóc da khô tại nhà với mặt nạ tự nhiên

chăm sóc da khô tại nhà 1

Lợi ích mang lại khi đắp mặt nạ tự nhiên ngay tại nhà là điều không thể phủ nhận, đây cũng là phương pháp được nhiều chị em ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc da khô.

Lợi ích của mặt nạ tự nhiên

  • Độ an toàn cao: Đây đều là nguồn nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên như trứng, mật ong, nha đam, khoai tây, chuối, bơ… chúng rất lành tính, không chất bảo quản, không chất hóa học nên rất an toàn cho mọi làn da, kể cả da dễ tổn thương.
  • Giá thành rẻ: Bạn có thể tìm thấy chúng ngay trong căn bếp hoặc trong khu vườn nhà mình, và đương nhiên là giá thành của chúng rất rẻ.
  • Hiệu quả cao: Mặt nạ tự nhiên có chứa nhiều dưỡng chất dồi dào, do đó nó sẽ phát huy tối đa khả năng và công dụng cấp chất dinh dưỡng cho da, bảo vệ da khỏi tác động xấu từ môi trường xung quanh.

Bạn có thể tham khảo 10 cách làm mặt nạ thiên nhiên cho da ngay bên dưới đây nhé 👇

Tham khảo: Top 10 cách làm mặt nạ thiên nhiên rất tốt cho làn da

Một vài sai lầm trong quá trình chăm sóc da khô tại nhà.

  • Chọn mỹ phẩm không phù hợp: Da khô là làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, do đó nếu chọn sai hoặc dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa cao sẽ phản tác dụng, có thể dẫn tính tình trạng tồi tệ hơn.
  • Làm sạch da không đúng cách: Nếu bạn cho rằng chỉ cần dùng sữa rửa mặt để làm sạch là hoàn sai rồi đấy. Với da khô nên chọn cách tẩy trang trước nhé, sau đó mới dùng sữa rửa mặt. Mục đích là để giảm tình trạng tác nghẽn lỗ chân lông tích tụ trên da.
  • Giữ lớp trang điểm quá lâu: Khi lớp phần nền để quá lâu trên da sẽ gây ra sự bít tắc lỗ chân lông, khi này tuyến bã nhờn không thể tiết ra ngoài được dẫn tới da bị tổn thương, nặng hơn sẽ bị viêm da, nhiễm trùng. Do đó, hãy dùng nước tẩy trang ngay vào cuối ngày trước khi đi ngủ.

Trên đây là một vài cách chăm sóc da khô mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà của mình. Ngày nay, với sự phát triển của ngành dịch vụ, nhiều người đã chọn cách đi Spa để sử dụng dịch vụ chăm sóc da toàn thân cho mình, tuy nhiên phương pháp chăm sóc da khô tại nhà cũng có nhiều ưu điểm đáng kể để bạn tham khảo phải không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *