Mọc mụn trứng cá khi mang thai, nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn đang bị mụn trứng cá khi mang thai? Không chỉ riêng mình bạn có biểu hiện này đâu mà rất nhiều chị em ngoài kia cũng đang gặp phải tình trạng này. Có nhiều bạn chia sẻ trước đây em chưa từng có mụn mà khi mang bầu em bé tự dưng trên mặt lại mọc đầy mụn. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhé.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá còn được là mụn bọc. Đây là tình trạng liên quan trực tiếp đến tuyến bã nhờn dưới da. Đường dẫn chất nhờn nối từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ (mụn trứng cá) xuất hiện khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm.

mụn trứng cá khi mang thai

Nếu lỗ chân lông chỉ bị tắc nghẽn một phần và tiếp xúc với oxy sẽ hình thành mụn đầu đen. Còn mụn đầu trắng hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn với bề mặt bị che phủ. Vì vậy, mụn trứng cá thường có màu trắng hoặc màu gần với da, nếu để lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến sưng tấy, rất đau và khó chịu.

Nguyên nhân bị mụn trứng cá khi mang thai

Trong thời kì mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự biến đổi gây nên tình trạng mọc mụn trứng cá. Dưới đây là những những nguyên nhân phổ biến.

Nột tiết tố

Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu khi chị em mang thai là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Nó là sự sinh trưởng, gia tăng của hormone androgen khiến làn da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và gây ra mụn

Tiền sử

Nếu trước khi mang thai người phụ nữ đã có tiền sử bị mụn trứng cá, hoặc thường xuyên bị mụn trứng cá nhất thời vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, thì có khả năng rất cao những người đó sẽ có nguy xuất hiện mụn trứng cá trong thời gian có thai. Ngoài ra, trong ba tháng đầu mà thai phụ không bị mụn trứng cá thì khả năng bùng phát mụn trứng cá ở ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ là rất khó sảy ra.

Mỹ phẩm gốc dầu

Nếu bạn là người thích sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu thì nguy cơ bị mụn trứng cá là rất cao.

Yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì hệ miễn dịch cơ thể là điểm then chốt. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển trong các lỗ chân lông gây ra viêm, điều này khiến da rất nhạy cảm và mụn có thể mọc bất cứ lúc nào.

Mụn trứng cá khi mang thai không phải là một vấn đề nghiêm trọng, cũng không cần phải quá chú tâm vào nhan sắc trong thời kì này, nếu không xử lý đúng cách có thể gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.

Khắc phục mụn trứng cá khi mang thai

Mang thai là quá trình thiêng liêng của mẹ bầu xinh đẹp, vì vậy mọi hành động hay quyết định làm gì cũng phải đặt yếu tố an toàn cho 2 mẹ con lên hàng đầu. Để khắc phục tình trạng mọc mụn trứng cá, các chị em có thể học tập các phương pháp sau.

Nếu mụn trứng cá nhẹ, mọc ít

mụn trứng cá khi mang thai 1
  • Sử dụng bông tẩy trang hoặc khăn mặt mềm được bán tại các nhà thuốc hoặc siêu thị để làm sạch da (chỉ dùng 1 lần nhé)
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa dầu hoặc huyết thanh dành cho da mặt.
  • Nên rửa mặt 2 lần/ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hương liệu.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Thay vỏ gối sạch sẽ ít nhất hai lần một tuần., bởi da mặt tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt gối, lâu ngày sẽ tích tụ vi khuẩn, ẩm mốc.
  • Nếu chị em có tóc dài hoặc một mái tóc xoăn, hãy búi gọn tóc về phía sau, tránh tiếp xúc nhiều với vùng da mặt đang nhạy cảm.
  • Gội đầu thường xuyên để loại bỏ dầu tích tụ.
  • Uống nhiều nước.
  • Không uống các chất kích thích như rượu bia, trà, cafe, cocacola…
  • Đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất béo bão hoà. Nên bổ xung nhiều ra và hoa quả trong ngày. Hạn chế ăn đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ…

Mụn trứng cá khi mang thai mọc nhiều

Nếu bạn đang gặp tình trạng này, nên đi thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện da liễu để bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Chú ý trong việc điều trị mụn trứng cá khi mang thai

  • Không được tiếp xúc tay bị bẩn lên mặt.
  • Nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh việc thức khuya dậy sớm.
  • Nên tránh dùng mỹ phẩm, vì nó có thể làm cho tình trạng mụn nặng hơn. Đặc biệt là các dòng mỹ phẩm có thành phần sau: Benzoyl peroxide, Tetracyclin, Doxycyclin, Minocyclin, Adapalene (Differin, Axit salicylicTazarotene (Tazorac).
mụn trứng cá khi mang thai 2

Mụn trứng cá khi mang thai có hết được không?

Đừng quá lo lắng, các nốt mụn trứng cá thai kỳ sẽ không tồn tại vĩnh viễn, mà sẽ tự khỏi sau khi mẹ bầu sinh con. Khi này, các hormone bắt đầu trở về mức ổn định bình thường như trước khi mẹ mang thai có thể mất vài tháng hoặc nhanh hơn (tùy với cơ địa từng người).

Tuy nhiên, quá trình này ở các mẹ cho con bú sẽ lâu hơn, do hormone tiết sữa prolactin, tình trạng mụn của các bạn có thể tệ hơn bình thường. Nhưng một lần nữa, khi hormone tiết sữa này trở về mức bình thường, da mẹ cũng sẽ tự khỏi mụn mà thôi.

Phương pháp tự nhiên

Dưới đây là một vài cách trị mụn trứng cá theo cách tự nhiên.

  • Giấm táo: Ngâm miếng bông vào giấm táo sau đó đắp lên mặt để hút hết lớp dầu.
  • Banking Soda: Trộn 1 muỗng banking soda với 1 muống nước, thoa lên mụn, để khô và sau đó rửa sạch lại mặt.
  • Mật ong: Có tính kháng khuẩn và sát trùng, Chấm trực tiếp mật ong lên nốt mụn, để trong 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  • Bột yến mạch và dua chuột: Say nhuyễn với nhau, để trong tủ mát. Sau đó rửa mặt sạch và đắp lên trong khoảng 20 phút.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi mặt mọc mụn trứng cá trong thời kì mang thai. Qua bài viết chị em đã phần nào yên tâm hơn rồi phải không. Hãy yên tâm vì nó sẽ dần hết theo thời gian và chị em sẽ lấy lại được nét thanh xuân trên gương mặt của mình thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *